Diễn Đàn Teen An Phú| Giao Lưu Kết Bạn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn Hack Game, đọc tin tức, kết bạn làm quen


You are not connected. Please login or register

Tin socsk...đây....người lính cưới vơ 8 năm mới " động phòng

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

§äd..ßôy†

§äd..ßôy†
V.I.P Member

Sáng cưới vợ, chiều anh khoác ba lô lên vai vào chiến trường. “Đêm tân hôn cũng không có, anh ấy đi ròng rã tám năm trời mới về…” - chị Thủy kể lại đám cưới lạ lùng của mình với một người lính vào năm 1969.


Những ký ức, những câu chuyện và những kỷ vật trong chiến tranh dường như còn nguyên vẹn trong lòng mỗi người lính vào dịp kỷ niệm ngày thương binh, liệt sĩ 27/7 hàng năm.

“Đặc sản” bẹ chuối trộn lương khô

Ký ức của ông Nguyễn Chí Thanh (người chiến sĩ thuộc C1, Đại đội 1, Trực thuộc đơn vị 316 Súng máy cao xạ) đầy kỉ niệm hào hùng về những năm tháng chiến tranh.

Người lính này nhập ngũ khi tuổi đời còn rất trẻ. Năm 19 tuổi, anh xin ra trận vì mang trong mình “nợ máu”: “Một ngày năm 1968, tôi đi cắt lúa về thì nghe tin nhà bị ném bom tan tác. Chị gái và ba đứa cháu nhỏ bị vùi sâu dưới đống đổ nát. Một năm sau, tôi xin ngay pháo binh để trả món nợ cho gia đình… ”.

ông Nguyễn Chí Thanh người vẫn trăn trở về một lừa hứa chưa thực hiện


Đó là năm 1969, biết con có chí ra trận, cha mẹ anh Thanh đã bàn nhau cưới chị Võ Thị Thủy, cô gái cùng làng về làm vợ cho con. Tuy nhiên, do chiến sự gấp gáp, cô dâu chú rể vừa vui vẻ với gia đình họ hàng buổi sáng thì ngay chiều hôm ấy chú rể khoác ba lô ra mặt trận.

“Đêm động phòng cũng không có, anh ấy đi ròng rã tám năm trời mới về với vợ” - chị Thủy vợ anh tâm sự: “Tôi vẫn còn may mắn khi sau chiến tranh được đón chồng về. Không ít người chưa bao giờ được biết đến vòng tay của chồng cho đến khi nhận được giấy báo tử”.

Tại chiến trường, người lính Nguyễn Chí Thanh đã lập công không lâu sau ngày ra trận. Ngày 14/1/1973, anh cùng 2 đồng đội là Nguyễn Văn Xuân và Nguyễn Văn Quế (quê huyện Nam Đàn, Nghệ An) bắn rơi 3 máy bay Mỹ nhằm bảo vệ cho các trung đoàn bộ binh
Mấy chục năm sau, ông Thanh kể lại cảm giác lần đầu lập công của mình mà cứ rưng rưng như muốn khóc. “Sau chiến công đó, Đại đội tôi được tặng thưởng một chiếc đài Nationa, tôi sung sướng đến mất ngủ cả đêm”.

Bôn ba đi hết các chiến trường từ Nam ra Bắc, ngày về trên vai anh Thanh chỉ là chiếc ba lô và tấm vải dù kết làm chiếc võng.

Vị chỉ huy và những giọt nước cuối cùng
Ông Nguyễn Hữu Toan (C21, E 250, Mặt trận 419 Campuchia) cũng trở về từ chiến trường với tỷ lệ thương tật 2/3. Những dịp gần ngày 27/7, người lính này lại cùng với đồng đội cũ họp mặt nhau để ôn lại những kỉ niệm xưa.

Ông kể về những ngày đi ròng rã cả tháng trời không tìm được một con suối nào để lấy nước. Đói và khát, những người lính phải chặt ngang cây chuối rồi nhai bã chuối để nuốt lấy nước. Đêm nằm mắc võng, anh em nhìn sương rơi xuống rừng đêm liền nảy ra một sáng kiến là dùng tấm nilon trải ra dưới các gốc cây lớn để hứng sương. Sáng sớm mai, mỗi người gom góp số sương đêm rồi cho vào bi đông để đem theo mình.

Ông cũng không quên những ngày cả đơn vị phải hái lá rau tàu bay hòa với nước suối để nấu thành canh húp chống đói. Những khi hành quân, người lính thường hái đọt chuối non trộn với lương khô rồi giã nhỏ để ăn cho "khác vị

Ông Toan cho biết, cũng có lần khát quá, họ đi mãi trong rừng thẳm mới gặp được một vũng nước. Vũng này ngày xưa do đàn voi đằm mình xuống, nay tạo thành một hố trũng. Ông kể: “Trong vũng nước vừa lá mục, phân voi, xác động vật chết… anh em vẫn phải hứng vào để lắng cạn rồi uống”.

Lắng đầy được một bi đông, người ngày nhường người kia. Cuối cùng người chỉ huy phải ra lệnh mỗi người uống một ngụm, lần lượt từng người một, đến người cuối cùng là chỉ huy trưởng thì chỉ còn vài giọt cuối… Ông Toan lắng giọng: “Người chỉ huy ấy cuối cùng cũng ngã xuống trong một trận đánh. Anh em trong đơn vị mỗi lần gặp mặt nhau vẫn nhắc lại như một lời tưởng nhớ”.

Chiếc nhẫn tình yêu và nỗi ám ảnh người lính già

Ông Nguyễn Chí Thanh vẫn còn chưa yên lòng về một câu chuyện mà ông đã day dứt sau hàng chục năm trời.

Đơn vị ông có người lính tên Lộc, anh ra trận để lại ở nhà một người vợ và đứa con thơ chưa tròn tuổi. Những lúc rảnh rỗi anh thường đem ảnh vợ và con ra kể chuyện với ông Thanh. Lộc luôn mong ngóng một ngày về để được một lần dắt con đến học lớp mẫu giáo: “Đời tau học hành không cẩn thận, chỉ mong hòa bình con được học hành đàng hoàng”.

Nhưng một ngày anh trúng đạn bị thương rất nặng. Bàn tay đẫm máu, người lính ấy nắm lấy ông Thanh trăng trối: “Đồng hương về nói với vợ con mình là mình thương vợ con rất nhiều…”. Chưa dứt lời, anh Lộc ngừng thở. Ông Thanh đau xót vì chưa kịp hỏi cụ thể địa chỉ gia đình anh, chỉ biết tên và quê anh ở Hà Tĩnh.

Những năm sau, trong các đợt hành quân, có gặp ai người Hà Tĩnh ông Thanh đều tìm hỏi, nhưng hình như gia đình anh Lộc đã chuyển đi. Hàng chục năm sau, ông vẫn mang trong mình nỗi canh cánh về một lời hứa với người lính ấy chưa thực hiện được.

Ông cũng kể về lần cả đơn vị đói lả người thì may mắn gặp được một bờ rau tàu bay. Cả đơn vị dừng để hái ăn cho đỡ đói thì thấy một bụi rau tự nhiên lớn, xanh tốt hơn hẳn so với các bụi còn lại. Nhiều người lính xúm lại xem và hoảng hốt nhận ra dưới đám rau dại kia có một thi thể. Ông Thanh kể, mọi người nhận dạng được thi thể ấy bởi có chiếc nhẫn.

Anh tên là Nam, người Thanh Hóa, anh từng đem chiếc nhẫn ấy theo bên mình như một kỉ vật thiêng liêng và chính chiếc nhẫn ấy đã giúp đồng đội nhận ra anh cũng như một định mệnh.

Ngày 27/7, nghe những người lính nói về cái chết, về những vết thương và về bom đạn…thật nhẹ nhàng. Nhưng dường như, phía sau ấy, là cả một vùng kí ức khó ai có thể lãng quên khi đất nước đã hòa bình...

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết